CƠ QUAN THỰC HIỆN

THỐNG KÊ DỊCH VỤ CÔNG

Tên thủ tục Cấp Giấy phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại
Tên tắt MT03
Lĩnh vực Môi trường
Địa chỉ tiếp nhận
Quyết định
Tên Quyết định
Số QĐ
Ngày QĐ
File đính kèm ( nếu có)
Cơ quan thực hiện a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: UBND tỉnh
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Sở Tài nguyên và Môi trường
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Bảo vệ môi trường
Cách thức thực hiện Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước hoặc chuyển qua đường bưu điện.
Đối tượng thực hiện Cá nhân
Trình tự thực hiện


Bước 1- Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.



Bước 2- Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính Sở Tài nguyên và Môi trường Tiền Giang (Số 11, Lê Lợi, Phường 1, TP. Mỹ Tho, Tiền Giang).



Công chức tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ theo quy định:



- Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ, công chức viết giấy hẹn trao cho người nộp.



- Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn một lần bằng văn bản để người đến nộp hồ sơ làm lại cho đúng quy định.



Bước 3 - Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính Sở Tài nguyên và Môi trường Tiền Giang (Số 11, Lê Lợi, Phường 1, TP. Mỹ Tho, Tiền Giang).



Người nhận kết quả đem giấy hẹn nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Công chức trả kết quả cho người nhận. Trường hợp mất giấy hẹn thì phải có giấy cam kết của tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ.



Thời gian tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ: Sáng từ 07 giờ 00 phút  đến 11 giờ  30 phút, chiều từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ từ thứ hai đến thứ bảy hàng tuần trừ ngày lễ, tết, chủ nhật.


Thời hạn giải quyết Thời gian tiếp nhận và xem xét tính hợp lệ của hồ sơ: 10 (mười) ngày kể từ ngày nhận hồ sơ; Thời gian xem xét đối với kế hoạch vận hành thử nghiệm: 10 (mười) ngày kể từ ngày kết thúc việc tiếp nhận và xác định hồ sơ đầy đủ, hợp lệ (hoặc kể từ ngày nhận bản kế hoạch được nộp sau khi kết thúc việc tiếp nhận hồ sơ); Thời gian ra văn bản chấp thuận kế hoạch: 10 (mười) ngày kể từ ngày kết thúc việc xem xét kế hoạch vận hành thử nghiệm; Thời gian đánh giá điều kiện hành nghề và cấp phép hành nghề: 25 (hai mươi lăm) ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm đạt yêu cầu.
Phí
Lệ Phí Không
Thành phần hồ sơ - Đơn đăng ký hành nghề quản lý chất thải nguy hại. (Phụ lục 2A - Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT);
- Bộ hồ sơ đăng ký hành nghề quản lý chất thải nguy hại. (Phụ lục 2B.B.1 - Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT).
- Bản kế hoạch vận hành thử nghiệm xử lý chất thải nguy hại (Phụ lục 2 (C) Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT). (nộp cùng với các thành phần hồ sơ trên hoặc nộp thời điểm sau)
- Bản báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm xử lý chất thải nguy hại (Phụ lục 2 (Đ) Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT). (nộp sau khi đã có kết quả vận hành thử nghiệm)
Số lượng bộ hồ sơ 02 bộ
Yêu cầu - điều kiện * Về cơ sở pháp lý
1. Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh phù hợp trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ tương đương.
2. Có báo cáo ĐTM được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt đối với dự án đầu tư cơ sở xử lý CTNH hoặc các hồ sơ, giấy tờ thay thế như sau:
a) Văn bản hợp lệ về môi trường do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành đối với cơ sở xử lý CTNH đã đưa vào hoạt động trước ngày 01/7/2006;
b) Đề án BVMT được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định đối với cơ sở xử lý CTNH đã đưa vào hoạt động;
c) Đối với cơ sở sản xuất đã đưa vào hoạt động có nhu cầu bổ sung hoạt động đồng xử lý CTNH mà không thay đổi quy mô, công suất hoặc công nghệ thì phải có văn bản chấp thuận phương án đồng xử lý CTNH của cơ quan có thẩm quyền đã phê duyệt hoặc xác nhận Báo cáo ĐTM, Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường (trước đây) hoặc Đề án BVMT đối với dự án đầu tư cơ sở sản xuất này.
3. Có Bản cam kết BVMT được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác nhận cho dự án đầu tư các hạng mục công trình phục vụ hoạt động vận chuyển CTNH tại đại lý vận chuyển CTNH (nếu có) trong trường hợp các hồ sơ, giấy tờ nêu tại mục 2 chưa bao gồm các hạng mục đó.
4. Cơ sở xử lý CTNH phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt hoặc được Uỷ ban nhân dân tỉnh chấp thuận về địa điểm bằng văn bản.
* Về cơ sở vật chất, kỹ thuật
1. Các phương tiện, thiết bị chuyên dụng cho việc hành nghề QLCTNH bao gồm bao bì chuyên dụng, thiết bị lưu chứa, khu vực lưu giữ tạm thời hoặc trung chuyển, phương tiện vận chuyển, hệ thống hoặc thiết bị sơ chế, xử lý CTNH phải đạt các yêu cầu kỹ thuật.
2. Số lượng phương tiện vận chuyển CTNH được quy định như sau:
a) Trường hợp địa bàn hoạt động chỉ trong một tỉnh, kể từ ngày 01/01/2012 có ít nhất 01 (một) phương tiện vận chuyển thuộc sở hữu chính thức của tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề, đại lý vận chuyển CTNH, lãnh đạo hoặc cá nhân khác có tên trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ tương đương, hoặc phương tiện vận chuyển được góp vốn chính thức theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là phương tiện vận chuyển chính chủ);
b) Trường hợp địa bàn hoạt động từ hai tỉnh trở lên, kể từ ngày 01/01/2012 có ít nhất 03 (ba) phương tiện vận chuyển chính chủ;
c) Trường hợp địa bàn hoạt động từ hai tỉnh trở lên trong một vùng và đăng ký vận chuyển, xử lý không dưới hai nhóm CTNH có tính chất, phương án xử lý khác nhau, kể từ ngày 01/01/2013 có ít nhất 05 (năm) phương tiện vận chuyển chính chủ; trường hợp địa bàn hoạt động từ hai vùng trở lên và đăng ký vận chuyển, xử lý không dưới hai nhóm CTNH có tính chất, phương án xử lý khác nhau, kể từ ngày 01/01/2014 có ít nhất 08 (tám) phương tiện vận chuyển chính chủ;
d) Tổng số lượng phương tiện vận chuyển không chính chủ không được vượt quá tổng số lượng phương tiện vận chuyển chính chủ trừ các phương tiện vận chuyển đường thuỷ, đường sắt. Phương tiện vận chuyển không chính chủ phải có hợp đồng dài hạn về việc bàn giao phương tiện để vận chuyển CTNH giữa tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề và chủ sở hữu của phương tiện đó.
3. Phương tiện vận chuyển CTNH có hệ thống định vị vệ tinh (GPS) được kết nối mạng thông tin trực tuyến để xác định vị trí và ghi lại hành trình vận chuyển CTNH theo lộ trình thực hiện như sau:
a) Kể từ ngày 01/01/2012, ít nhất 50% tổng số phương tiện vận chuyển có GPS; Kể từ ngày 01/6/2012, toàn bộ phương tiện vận chuyển có GPS;
b) Trường hợp địa bàn hoạt động từ hai tỉnh trở lên thực hiện theo quy định tại Điểm a;
c) Trường hợp địa bàn hoạt động chỉ trong một tỉnh, việc trang bị GPS cho các phương tiện vận chuyển theo yêu cầu của CQCP địa phương.
4. Một phương tiện, thiết bị chuyên dụng cho việc hành nghề QLCTNH chỉ được đăng ký cho một Giấy phép QLCTNH.
5. Có các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật để kiểm soát ô nhiễm, bảo vệ môi trường tại cơ sở xử lý CTNH và đại lý vận chuyển CTNH (nếu có).
* Các điều kiện về nhân lực
1. 01 (một) cơ sở xử lý CTNH có ít nhất 02 (hai) người đảm nhiệm việc quản lý, điều hành, hướng dẫn về chuyên môn, kỹ thuật có trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên thuộc chuyên ngành liên quan đến hóa học hoặc môi trường.
2. 01 (một) đại lý vận chuyển CTNH có ít nhất 01 (một) người đảm nhiệm việc quản lý, điều hành, hướng dẫn về chuyên môn, kỹ thuật có trình độ từ trung cấp trở lên thuộc chuyên ngành liên quan đến hóa học hoặc môi trường.
3. Người nêu trên phải được đóng bảo hiểm xã hội, y tế theo quy định của pháp luật; có hợp đồng lao động dài hạn trong trường hợp không có tên trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hoặc giấy tờ tương đương) hoặc không thuộc ban lãnh đạo hoặc biên chế của tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề.
4. Có đội ngũ vận hành và lái xe được đào tạo, tập huấn bảo đảm vận hành an toàn các phương tiện, thiết bị; đội trưởng đội ngũ vận hành có trình độ từ trung cấp kỹ thuật trở lên hoặc do người nêu trên kiêm nhiệm.
* Các điều kiện liên quan đến công tác quản lý
1. Có quy trình vận hành an toàn các phương tiện, thiết bị chuyên dụng.
2. Có các kế hoạch sau:
a) Kế hoạch kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường;
b) Kế hoạch về an toàn lao động và bảo vệ sức khoẻ;
c) Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố;
d) Kế hoạch đào tạo, tập huấn định kỳ hàng năm;
đ) Kế hoạch xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường khi chấm dứt hoạt động.
3. Có chương trình giám sát môi trường, giám sát vận hành xử lý và đánh giá hiệu quả xử lý CTNH.
4. Lắp đặt các bản hướng dẫn dạng rút gọn hoặc dạng sơ đồ kèm theo các quy trình, kế hoạch quy định tại Khoản 1, Điểm a, b, c Khoản 2 Điều này ở vị trí phù hợp và với kích thước thuận tiện quan sát trên phương tiện vận chuyển, trong cơ sở xử lý và đại lý vận chuyển CTNH.
* Các điều kiện khác
1. Có ít nhất một cơ sở xử lý CTNH. Đối với 01 (một) cơ sở xử lý CTNH, không thành lập quá 05 (năm) đại lý vận chuyển CTNH trừ các trường hợp sau:
a) Đại lý chỉ thực hiện vận chuyển CTNH cho các chủ nguồn thải CTNH trong cùng một tập đoàn, tổng công ty, nhóm doanh nghiệp có chung cổ đông sáng lập hoặc có quan hệ doanh nghiệp mẹ - con với nhau;
b) Đại lý chỉ thực hiện vận chuyển CTNH cho các chủ nguồn thải CTNH trong một khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung;
c) Đại lý chỉ thực hiện vận chuyển CTNH cho các chủ nguồn thải CTNH tại các tỉnh thuộc vùng sâu, vùng xa, miền núi hoặc vùng chưa có cơ sở xử lý CTNH được cấp Giấy phép QLCTNH hoặc tỉnh chưa có chủ hành nghề QLCTNH thực hiện vận chuyển CTNH.
2. 01 (một) đại lý vận chuyển CTNH chỉ được nhận uỷ quyền vận chuyển từ hai tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề hoặc chủ hành nghề QLCTNH trở lên trong trường hợp các chủ hành nghề QLCTNH hoặc tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề là thành viên trong cùng một tập đoàn, tổng công ty, nhóm doanh nghiệp có chung cổ đông sáng lập hoặc có quan hệ doanh nghiệp mẹ - con với nhau hoặc đại lý này chỉ có hoạt động vận chuyển trên biển.
3. Trường hợp đại lý vận chuyển CTNH là thành viên trong cùng một tập đoàn, tổng công ty, nhóm doanh nghiệp có chung cổ đông sáng lập hoặc có quan hệ doanh nghiệp mẹ - con với chủ QLCTNH hoặc tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề thì phải có văn bản uỷ quyền nội bộ; các trường hợp còn lại thì phải có hợp đồng đại lý dài hạn theo quy định.
Căn cứ pháp lý - Luật Bảo vệ môi trường ngày 29/11/2005
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
- Thông tư số 12/2011/TT -BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài nguyên và môi trường Quy định về quản lý chất thải nguy hại
Biểu mẫu đính kèm

File mẫu:

  • Đơn đăng ký hành nghề quản lý chất thải nguy hại - cấp lần đầu/cấp gia hạn/cấp điều chỉnh (Phụ lục 2A - Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT) Tải về In ấn
  • Bản kế hoạch vận hành thử nghiệm xử lý chất thải nguy hại (Phụ lục 2 (C) Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT). (nộp cùng với các thành phần hồ sơ trên hoặc nộp thời điểm sau) Tải về In ấn
  • Bản báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm xử lý chất thải nguy hại (Phụ lục 2 (Đ) Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT). (nộp sau khi đã có kết quả vận hành thử nghiệm) Tải về In ấn
  • Bộ hồ sơ đăng ký hành nghề quản lý chất thải nguy hại. (Phụ lục 2B.B.1 - Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT). Tải về In ấn

Kết quả thực hiện Giấy phép